KẾT QUẢ NỔI BẬT TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BÌNH TÂN
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là công cụ để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo nên ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của các chủ thể trong xã hội.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật luôn có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là công cụ để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo nên ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của các chủ thể trong xã hội.

Trên cơ sở tiếp tục thi hành Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, năm 2024, UBND xã Bình Tân đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn. Lực lượng tuyên truyền viên giáo dục pháp luật ngày càng tăng về số lượng và đảm bảo chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin của UBND xã đã và đang được triển khai sâu rộng và có nề nếp. Hầu hết các phần mềm và hệ thống triển khai tại UBND xã đều có khả năng kết nối liên thông qua cổng thông tin điện tử, hệ thống quản lý văn bản điều hành của thị xã và phần mềm Hộ tịch của Bộ Tư pháp. Điều này đã tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức trong lãnh đạo, quản lý điều hành cũng như giải guyết công việc.
Kết quả trong năm 2024, UBND xã Bình Tân cũng tiến hành tổ chức triển khai, phổ biến hoặc lồng ghép trong các họp giao ban, hội nghị, các buổi sinh hoạt chi tổ hội, sinh hoạt “ngày pháp luật”,… các Luật, Pháp lệnh mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua; các văn bản pháp luật của Trung ương, địa phương ban hành; các dự thảo chính sách, pháp luật có tác động lớn đến xã hội; các văn bản, quy định chính sách có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tội phạm, ma túy, an ninh trật tự, dịch bệnh, thiên tai; hỗ trợ khởi nghiệp; khiếu nại, tố cáo; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng cháy, chữa cháy; an toàn giao thông; an ninh mạng; vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội; các điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới…Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật các vấn đề dư luật xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luật xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND thị xã ban hành, các Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND xã được 18 cuộc có 598 lượt người tham dự.
Hàng tháng UBND xã phối hợp đồn biên phòng cửa khẩu Quốc tế Bình Hiệp tổ chức tuyên truyền cho nhân dân vùng biên giới, lao động trong các doanh nghiệp các văn bản Luật có liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân được 6 cuộc có 241 lượt người dự.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn xã Bình Tân còn gặp một số khó khăn, hạn chế như: Đội ngũ tuyên truyền viên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật đa số đều là cán bộ kiêm nhiệm nên kinh nghiệm, kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế; Kinh phí, cơ sở vật chất dành cho công tác PBGDPL chưa đáp ứng được với yêu cầu trong điều kiện hiện nay.
Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế khó khăn, hướng tới UBND xã Bình Tân thực hiện một số giải pháp như:
Một là, phát huy tối đa vai trò tham mưu của công chức chuyên môn cho UBND xã trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi và tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
Hai là, Thường xuyên rà soát, kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ Tuyên truyền viên. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng, bổ sung nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho tuyên truyền viên. Đặc biệt, tận dụng tối đa nguồn nhân lực tại địa phương và phát huy vai trò của Trưởng ấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ba là, gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, do đó cũng góp phần quan trọng trong việc hoàn thành chỉ tiêu về đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Vì vậy, trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới, cần đặc biệt quan tâm tới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và phải xem đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị.
Bốn là, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL, đa dạng hóa nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; kết hợp hài hòa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống với những hình thức mới đang được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn./.
Nguyễn Thị Bích